Trên thị trường các dòng thiết bị tương tác nổi bật nhất hiện nay, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến hai cái tên PKLNS và Samsung. Một bên thì chủ yếu được biết đến nhờ những giải pháp về công nghệ tương tác trong giáo dục, hội họp, còn một bên thì đã quá nổi tiếng trên toàn thế giới với những sản phẩm được trải dài khắp các lĩnh vực.
Nếu như trên phương diện danh tiếng và sự thành công nói chung, Samsung chắc chắn ăn đứt so với PKLNS, tuy nhiên, đối với mảng thiết bị tương tác, hay cụ thể hơn là màn hình tương tác thông minh, chưa chắc “gã khổng lồ” công nghệ lớn nhất Hàn Quốc đã hoàn toàn chiếm ưu thế. Hôm nay, xin mời quý vị độc giả cùng DNC tìm hiểu và so sánh 2 dòng màn hình tương tác chủ đạo của 2 tập đoàn này: ProSpace (K, P, N Series) và Samsung Flip.
Giới thiệu màn hình tương tác ProSpace và Samsung Flip
Màn hình tương tác ProSpace với 3 series chính là K Series, P Series và N Series chính là 1 trong 3 dòng sản phẩm thiết bị tương tác chính của PKLNS (bên cạnh đó còn có bảng tương tác thông minh và bục giảng tương tác thông minh). Được trang bị tấm nền của LG, sử dụng công nghệ hồng ngoại, đặc điểm nổi bật nhất của màn hình tương tác ProSpace chính là khả năng hiển thị sắc nét, tích hợp cũng như kết nối vô cùng đa dạng và cảm ứng đa điểm lên tới 20 người có thể tương tác cùng lúc. Hiện tại màn hình tương tác ProSpace với 3 series trên đang được công bố trên thị trường với các kích cỡ từ 55-98 inch phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng.
Màn hình tương tác Samsung thì cũng chỉ mới được ra mắt từ năm 2017 với model WM55H, tuy nhiên ngay thời điểm đó nó đã tạo được tiếng vang rất lớn. Điều này không chỉ bắt nguồn từ thương hiệu sẵn có của gã khổng lồ Samsung, mà Flip gây ấn tượng mạnh nhờ thiết kế không thể tinh tế hơn, các chi tiết được xây dựng công phu, tỉ mỉ và khả năng cảm ứng “như trên giấy viết truyền thống” - điều tạo nên khác biệt so với các dòng màn hình tương tác khác. Đến năm 2019, mẫu Samsung Flip 2 được ra mắt với nhiều cải tiến hơn và mở rộng thêm các model với kích cỡ 65 inch và 85 inch.
Sau đây chúng ta sẽ cùng đi so sánh những chức năng và đặc điểm của 2 dòng màn hình này, cũng như tìm hiểu kỹ hơn về cách sử dụng chúng như thế nào cho phù hợp.
Về công nghệ cảm ứng
Khi so sánh màn hình tương tác thì chắc chắn khả năng cảm ứng là yếu tố quan trọng và mang tính quyết định lớn nhất đến sự thành công của các model màn hình. Về khoản này, mặc dù Samsung Flip nhỉnh hơn một chút nhờ công nghệ InGlass viết vẽ như trên giấy, ProSpace cũng không hề tỏ ra bị lép vế hoàn toàn. Công nghệ cảm ứng trên tất cả các model (ngoại trừ model 85 inch-10 điểm tối đa) Samsung Flip đều chỉ cho phép 4 điểm chạm tối đa. Trong khi đó số điểm chạm tối đa của ProSpace trong các Series có thể lên tới 20 người tương tác cùng lúc trên màn hình. Tất nhiên, nói đi nói lại thì khả năng viết vẽ mượt mà, chấm chạm, tương tác gần như không có độ trễ của Samsung vẫn gây ấn tượng mạnh hơn cũng như mở rộng chức năng sử dụng của màn hình này nhiều hơn so với ProSpace.
Công nghệ cảm ứng InGlass
Công nghệ cảm ứng hồng ngoại
Về khả năng tương tích, kết nối và hiển thị
Đối với mặt hiển thị hình ảnh, cả 2 dòng màn hình này đều được trang bị độ phân giải 4K nên gần như ngang nhau và đều có thể truyền tải hình ảnh một cách rõ nét và sống động nhất.
Còn về khả năng kết nối, và tương thích, ProSpace và Samsung đều có các mặt lợi và mặt hại của riêng mình. Đối với màn hình tương tác Samsung Flip, các cổng kết nối cơ bản của một màn hình tương tác tiêu chuẩn như HDMI, USB, USB Touch, Audio,... đều được trang bị đầy đủ. Điều này cũng hoàn toàn tương tự như trên màn hình tương tác ProSpace nên không có quá nhiều điều để phải nói về.
Tuy nhiên điểm khác biệt là ở khả năng kết nối không dây, khi mà màn hình tương tác ProSpace sẽ cho phép kết nối với tất cả các thiết bị thông minh, còn Samsung thì gần như không thể kết nối với các thiết bị của Apple như Mac, iPad hay là iPhone,... Tuy vậy, điều này cũng không chứng tỏ rằng khả năng kết nối không dây của ProSpace là nổi trội hơn, bởi vì trên tất cả các series màn hình tương tác của dòng này, khi muốn kết nối không dây người dùng sẽ phải cài đặt phần mềm QuickShare của hãng lên smartphone hoặc PC, laptop, sau đó quét mã QR hoặc kết nối qua mạng wifi. Do phần mềm này vẫn chưa thực sự được tối ưu hoá hoàn toàn nên công đoạn kết nối có thể sẽ hơi tốn thời gian cũng như dễ bị lỗi.
Đối với Samsung Flip, dù không thể kết nối với các sản phẩm của Apple nhưng vẫn có thể tương thích với các sản phẩm Android khác. Điểm đáng chú ý khác nữa là Samsung Flip khi kết nối với một chiếc smartphone hay sản phẩm thông minh nào khác của Samsung sẽ vô cùng dễ dàng nhờ Wifi Direct, đi kèm theo đó là khả năng điều khiển trực tiếp cực kỳ mượt mà, không có độ trễ. Còn đối với các thiết bị thông minh Android khác thì chủ yếu sẽ kết nối qua wifi, tuy nhiên độ mượt mà sẽ không còn được như các thiết bị của Samsung nữa.
Chung quy lại về mặt kết nối, điểm khác biệt giữa ProSpace và Samsung Flip chủ yếu nằm ở kết nối không dây. Về mặt này thì có vẻ Samsung chiếm ưu thế hơn đôi chút nhờ những lợi ích từ hệ sinh thái của gã khổng lồ công nghệ này.
Giao diện và hệ điều hành
Về phần giao diện và hệ điều hành, Samsung Flip sử dụng hệ điều hành Tizen 3.0 do hãng tự phát triển với giao diện người dùng vô cùng bắt mặt và tinh tế, nhằm khơi gợi cảm hứng sáng tạo và trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Còn ProSpace được hỗ trợ sẵn hệ điều hành Android với giao diện chủ yếu được xây dựng thân thiện người dùng và dễ sử dụng.
Điểm khác biệt lớn nhất đó là màn hình tương tác ProSpace có thể được tích hợp thêm một Mini PC với hiệu năng không khác gì một chiếc PC thông thường và chạy trên nền tảng hệ điều hành Window, điều mà Samsung Flip không thể làm được. Đây hoàn toàn là một lợi thế rất lớn của ProSpace trước Samsung Flip, bù đắp trực tiếp cho khả năng kết nối của mình. Toàn bộ chức năng của một chiếc PC thông thường với hiệu năng tương đương được kết hợp với công nghệ cảm ứng trên màn hình ProSpace, còn Samsung Flip chỉ có thể làm điều đấy qua việc kết nối trực tiếp với một PC, Laptop khác.
Thiết kế, lắp đặt và vận chuyển
Về mặt thiết kế, Samsung Flip được xây dựng bắt mắt và tinh tế hơn ProSpace, với màu chủ đạo là trắng cùng khả năng xoay ngang dọc như một chiếc smartphone thông thường vô cùng độc đáo. Trong khi đó thì ProSpace được thiết kế với kiểu dáng mang hơi hướng các dòng màn hình truyền thống, với thiết kế góc cạnh, màu tối sang trọng và tối giản các chi tiết. Cả 2 dòng màn hình đều được trang bị bút cảm ứng cũng như chân di động, việc lắp đặt hay di chuyển hầu như đều dễ dàng và tiện lợi.
Tổng kết:
Màn hình tương tác ProSpace và Samsung Flip nhìn chung đều có những điểm mạnh và những hạn chế riêng, không có model nào thực sự vượt trội hơn so với model còn lại, từ đó giúp cho khách hàng càng có thêm nhiều lựa chọn hơn tuỳ thuộc vào nhu cầu của mình.
Samsung Flip mạnh nhất ở việc viết vẽ,ghi chú, nên khi được sử dụng cho các công việc liên quan đến thiết kế, ghi chú và sáng tạo ý tưởng,... Samsung Flip sẽ phát huy được tối đa khả năng của mình.
Còn đối với màn hình tương tác ProSpace, nhờ việc được xây dựng thân thiện người dùng, dễ sử dụng, số lượng điểm chạm nhiều nên sẽ thích hợp nhất cho công việc giảng dạy, thuyết trình, chơi game tương tác ngay trên màn hình.