Nguyên nhân nào gây nên tình trạng Flicker (nhấp nháy) của màn hình?
Người ta cho rằng cứ màn hình LCD thì sẽ không bị tình trạng có flicker. Nhưng thực tế, khi một màn hình CRT bình thường sẽ xảy ra tình trạng màn hình bị kéo đi kéo lại rất nhiều lần trong 1 giây (được xác định bởi độ làm tươi màn hình), thì màn hình LCD lại cung cấp những hình ảnh cố định bằng hoạt đọng đơn giản là thay đổi các Pixel màu từ màu này qua màu khác.
Tốc độ của việc này phụ thuộc vào tốc độ đáp ứng của màn hình, và tốc độ này thì khác với tốc độ làm tươi màn hình. Vì vậy, nguồn gốc của flicker trong màn hình LCD hiện đại không phải là do ma trận màu nằm trong màn hình, nhưng lại nằm ở back light của màn hình. Trong LED backlight, sự nhấp nháy (flicker) này sảy ra khi ánh sáng được giảm từ 100% theo phương pháp làm tối Backlight .
Flicker có liên quan gì đến việc mắt bị nhức mỏi và CVS (hộ chứng của những bệnh về mắt vì ngồi lâu trước màn hình)?
CVS là hội chứng mắt phải làm việc quá sức. Nhân viên văn phòng thường gặp những cảm giác nhức, mỏi, và khô mắt hoặc tầm nhìn không được rõ và bị đau lưng.
CVS là gì và nguyên nhân nào gây nên tình trạng mệt mỏi mắt?
Khi ánh sáng chiếu vào mắt của bạn, cơ lông mi và đồng tử sẽ làm việc để bạn có thể nhìn thấy vật thể. Đồng tử sẽ điều chỉnh độ lớn nhỏ còn lông mi sẽ thu nhỏ lại để điều chỉnh hình dạng của đồng tử, và kết quả là tầm nhìn xa hoặc gần sẽ được điều chỉnh tập trung. Khi mắt nhìn liên tục trong một thời gian dài, như nhìn vào màn hình máy tính nhiều giờ trong khi làm việc, cơ của đồng từ sẽ bị mỏi do hiệu ứng phải điều tiết để thích ứng với những chuyển động cực nhỏ của màn hình, do vậy, cơ lông mi sẽ bị co rút lại.
Tình trạng sẽ còn xảy ra tệ hơn khi màn hình cứ liên tục chuyển từ sáng sang tối và đồng tử phải liên tục điều chỉnh to nhỏ, rộng hẹp. Trong lúc đang hoạt động, thì tình trạng này sẽ không sao song nó làm mắt mỏi mệt và thậm chí còn dẫn đến đau mắt và tăng áp suất trong mắt khi tình trạng này kết thúc. Những bệnh nhân tại các bệnh viên mắt đã có chứng bệnh mỏi mắt nặng, đa số đều gặp chung nguyên nhân là do mắt phải làm việc nhiều giờ trên màn hình máy tính có Flicker.
Căng mỏi mắt rất có thể nguyên nhân là do căng áp suất mắt, vậy triệu chứng nào cho thấy điều đó?
Căng mỏi mắt là kết quả của việc các cơ mắt bị căng. Bệnh căng mỏi mắt có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung và đau đầu. Khi bạn nhìn vào màn hình trong thời gian dài, các cơ lông mi sẽ bị căng ra vì những chuyển động nhấp nháy của màn hình gây ra bởi Flicker. Nó rất khó để có thể thấy bằng mắt thường, nhưng nó lại có thể làm sưng tấy các cơ mắt.
Triệu chứng của bệnh căng mỏi mắt:
- Khô mắt
- Ngứa mắt
- Mắc mệt mỏi
- Nhức mắt
- Chảy nước mắt
- Mắt đỏ nhìn không rõ
- Nhìn bị bóng hình
- Co giật cơ mắt
- Nóng mắt
- Đau đầu
- Chứng đau nửa đầu
Hầu hết các màn hình máy tính đều có Flicker, vậy Flicker gây mệt mỏi mắt như thế nào?
Mặc dù người ta khó có thể thấy được FLicker của màn hình LCD bằng mắt thường, nhưng thực chất thì một màn hình có flicker làm mắt ta căng mỏi từng giây. Một màn hình Flicker bình thường sẽ có tần suất nhấp nháy là 200 lần một giây, điều đó có nghĩa mắt của bạn sẽ phải chịu đựng 5,760,000 lần nhấp nháy nếu bạn làm việc 8 giờ một ngày trên máy tính. Điều này có thể dẫn tầm nhìn của bạn bị giới hạn và nhìn không rõ, bị bóng hình khi nhìn các vật thể, mắt khô, đỏ, nhức, đau đầu, cổ và lưng... đây là những triệu chứng của CVS (những bệnh lý thường gặp khi làm việc trước màn hình máy lâu).
Làm thế nào để người tiêu dùng có thể kiểm tra được tình trạng Flicker của màn hình?
Bạn có thể kiểm tra tình trạng Flicker của màn hình với một thí nghiệm đơn giản sau:
- Đặt một chiếc quạt USB mini nhỏ trước màn hình mà bạn đang sử dụng. Sau đó nhìn màn hình xuyên qua phần cánh quay của quạt. Nếu bạn thấy màn hình gợn sóng thì có nghĩa là nó có Flicker. Chế độ kiểm tra tốt nhất là khi các bạn điều chỉnh độ sáng của màn hình xuống 70%
- Cách khác, bạn có thể dùng máy quay phim hoặc chiếc smartphone, hoặc máy chụp hình, mở lên và đặt trước màn hình, nếu bạn thấy những đoạn sọc, nhấp nháy lên xuống rất nhanh và những luồng sáng tối cũng rất nhanh thì có nghĩa màn hình đó cũng có Flicker
Công nghệ Flicker-Free có giảm thiểu được bệnh căng mỏi mắt không?
Câu trả lời tất nhiên là có. Theo Viewsonic, mỏi mắt xuất phát từ việc màn hình nhấp nháy khi sử dụng máy tính trong thời gian dài, khiến cho người dùng máy bị đau đầu, mờ mắt. Thông thường, màn hình LED-backlit sử dụng phương pháp PWM (pulse-width modulation: điều chế độ rộng xung) để tăng hoặc giảm độ sáng bằng cách điều chỉnh khoảng thời gian mà trong đó những xung năng lượng được gửi đến các điốt. Bằng cách thay thế chế độ xung đèn nền LED thông thường, hãng đã loại bỏ nhấp nháy ở tất cả các mức độ sáng, giúp màn hình dễ dàng hơn với mắt khi sử dụng máy tính trong thời gian dài.
“Việc đọc tài liệu sẽ trở nên dễ dàng hơn với công nghệ Flicker-Free vì nó giảm thiểu sự mỏi mắt. Công nghệ phối hợp này chắc chắn sẽ mang đến những lợi ích sức khỏe cho mọi người khi mà phần lớn thời gian trong ngày của họ là bên cạnh một chiếc màn hình LED”
Xem thêm :
Màn hình tương tác
Bảng tương tác
Link video phần mềm: Tại đây
*Nguồn DNC